Top 9 sai lầm thường gặp nên tránh khi thiết kế logo chuyên nghiệp
20/03/2024
9 sai lầm nên tránh khi thiết kế logo chuyên nghiệp
1. Thiết kế logo bỏ qua giai đoạn phân tích và nghiên cứu
Phân tích và nghiên cứu thương hiệu là giai đoạn đầu tiên của bất kỳ dự án thiết kế nào và logo cũng không ngoại lệ.
Trước khi thiết kế logo, hãy dành chút thời gian tìm hiểu về thương hiệu/ Doanh nghiệp mà bạn đang thiết kế, nghiên cứu và tìm hiểu tệp khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh của họ trên thị trường. Sau đó, hãy phân tích và rút ra kết luận từ những gì bạn đã nghiên cứu. Bạn cũng nên phác thảo những ý tưởng ra để hình dung rõ hơn về logo mà bạn định thiết kế.
Phác thảo sau nghiên cứu sẽ giúp bạn cụ thể hóa những ý tưởng của mình (sưu tầm)
2. Chỉ thiết kế logo theo xu hướng
Logo của một thương hiệu thường được sử dụng một thời gian dài, thậm chí có những thương hiệu vẫn sử dụng logo đến hàng thập kỷ. Ví dụ: logo của thương hiệu Chanel (double-C) hoặc logo của Lacoste (hình con cá sấu).
Vì logo thường đại diện cho cả thương hiệu và là dấu ấn để lại trong tâm trí khách hàng nên điều quan trọng là logo phải có tính nhất quán trong thời gian dài. Nếu thiết kế logo dựa trên các xu hướng hiện tại, sớm muộn thiết kế đó cũng sẽ lỗi thời và điều này sẽ trở nên bất lợi cho việc xây dựng thương hiệu lâu dài. Vì vậy, hãy cân nhắc khi sử dụng những yếu tố mang tính xu hướng thời đại khi thiết kế logo nhé!
Logo sử dụng những biểu tượng đơn giản (sưu tầm)
3. Sử dụng kiểu chữ chung chung cho Wordmark
Logo wordmark là biểu tượng được tạo bằng tên của doanh nghiệp hoặc sản phẩm (ví dụ như logo của Google, Disney, Coca Cola,…). Logo wordmark được xem là quyết định đúng đắn nếu như doanh nghiệp muốn tạo ấn tượng cho cái tên của mình.
Khi kết hợp kiểu font chữ vào logo wordmark, hãy cẩn thận tránh chọn kiểu font chữ quá chung chung. Thay vì chỉ chọn một font chữ, bạn có thể tùy chỉnh kiểu chữ bao gồm: chỉnh sửa kerning, tracking hoặc các chỉnh sửa phức tạp hơn như thay đổi hình dạng của các chữ cái riêng lẻ,… Nhưng bạn cũng cần lưu ý dành thời gian để chọn và điều chỉnh font chữ bạn sử dụng trong thiết kế logo để làm cho nó phù hợp với sứ mệnh và giá trị của thương hiệu.
Ví dụ về tùy chỉnh kiểu chữ cho logo VISA (sưu tầm)
4. Thiết kế logo quá trừu tượng và phức tạp
Tránh những biểu tượng và hình ảnh sáo rỗng là điều điều quan trọng nhưng bạn cũng nên cẩn thận về việc quá trừu tượng và phức tạp. Logo trừu tượng có thể bắt mắt và đặc biệt nhưng nếu nó quá trừu tượng thì có thể khiến mọi người khó hiểu và không nhận thức được thương hiệu là gì.
Ngoài ra, khi một logo phức tạp, nó sẽ trở nên khó nhận ra hơn trong nháy mắt và có thể sẽ khó kết hợp vào các thiết kế khác như namecard, in trên các ấn phẩm quà tặng hoặc thiết kế website.
Mục tiêu của một logo không phải là nghệ thuật mà nó là để củng cố thông điệp và vị trí của thương hiệu. Vì thế, đảm bảo sự rõ ràng và nhất quán khi thiết kế logo sẽ mang lại hiệu quả hơn nhiều một thiết kế trừu tượng.
Ví dụ về biểu tượng trừu tượng (sưu tầm)
5. Sử dụng những biểu tượng và hình ảnh quá quen thuộc
Để làm cho thiết kế của mình thật sự ấn tượng và khác biệt so với những logo khác, bạn hãy nghĩ ra những cách mới hơn để thể hiện những hình ảnh hoặc chi tiết đã quá quen thuộc thành một ý tưởng độc đáo và khác biệt.
Đã bao lần bạn nhìn thấy bóng đèn được sử dụng để minh họa cho những ý tưởng sáng tạo? Hay một địa cầu gắn liền với các nội dung về môi trường? Những hình ảnh minh họa như thế này đã được sử dụng quá nhiều trong thiết kế logo và xây dựng thương hiệu.
Logo sử dụng biểu tượng vị trí lồng vào nhau một cách độc đáo – thiết kế bởi Jeroen van Eerden (sưu tầm)
6. Dựa vào màu sắc và hiệu ứng
Hầu hết các logo thường được hiển thị với màu sắc nhưng vẫn có những trường hợp logo được sử dụng ở định dạng đơn sắc. Thiết kế logo đơn sắc có những điểm mạnh riêng biệt và vẫn được nhiều Designer lựa chọn.
Nếu logo của bạn dựa vào những thứ như màu sắc để có thể nhận biết được thì nó sẽ gặp bất lợi so với các logo hiển thị tốt khi chuyển sang đơn sắc. Mặc dù màu sắc và hiệu ứng có thể được sử dụng để nâng tầm sản phẩm logo của bạn, nhưng chúng không nên được sử dụng làm điểm nhấn chính trong logo.
Logo có hiệu ứng độc đáo (sưu tầm)
7. Thiết kế logo không linh hoạt
Logo sẽ được sử dụng ở nhiều kích thước và hiển thị trên nhiều phương diện và nền tảng khác nhau nên một logo tốt không phải chỉ đẹp mà còn cần sự linh hoạt. Một thiết kế logo linh hoạt là một logo tồn tại ở nhiều chất liệu khác nhau nhưng vẫn hiển thị chính xác chi tiết và quy mô. Ví dụ: một logo hiển thị trên ứng dụng có thể cần chỉnh sửa lại một chút cho phù hợp so với cùng một logo hiển thị trên bảng quảng cáo, banner.
Thiết kế logo của bạn linh hoạt sẽ giúp tối đa hóa tính dễ đọc và dễ nhận biết đối với từng quy mô và loại hình truyền thông hay quảng bá cho thương hiệu của khách hàng.
Ví dụ về logo của Bright News được sử dụng trong các mục đích khác nhau (sưu tầm)
8. Đưa ra quá nhiều lựa chọn cho khách hàng
Khi thiết kế logo, bạn có thể gợi ý tới khách hàng nhiều ý tưởng demo để họ lựa chọn cái họ thích nhất và tiếp tục phát triển tiếp ý tưởng đó. Tuy nhiên, nếu đưa ra quá nhiều lựa chọn có thể khiến khách hàng của bạn bị choáng ngợp.
Khi thiết kế logo, các Designer nên bám sát vào hai hoặc tối đa ba ý tưởng thiết kế logo ban đầu và trình bày cho khách hàng thấy điều sẽ làm logo tỏa sáng. Điều này sẽ giúp khách hàng đưa ra các lựa chọn mà không làm họ bối rối.
Bạn có thể liệt kê nhiều ý tưởng nhưng chỉ chọn 2 – 3 cái tốt nhất để giới thiệu đến khách hàng
9. Không tạo brand guidelines khi thiết kế logo
Brand guidelines (hướng dẫn phong cách thương hiệu) là một phần quan trọng cần phải làm sau khi thiết kế logo.
Những nguyên tắc này cho phép bất kỳ ai sử dụng logo trong các dự án thiết kế và xây dựng thương hiệu trong tương lai biết chính xác cách logo được sử dụng. Những hướng dẫn này sẽ mô tả rõ ràng và chính xác về: ý nghĩa, kích thước, màu sắc, font chữ, các chi tiết bổ trợ được sử dụng trong logo, cách sử dụng logo đúng, các trường hợp logo không được sử dụng,…
Ví dụ về brand guideline (sưu tầm)
Hãy nhớ rằng logo được sử dụng trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ (thay vì chỉ trong vài tháng hoặc một năm), vì thế hãy nghiên cứu và xem xét thật kỹ trước khi bắt tay vào thực hiện bất kỳ dự án nào để đảm bảo logo sẽ phù hợp trong nhiều năm tới. Nắm vững 9 sai lầm nên tránh khi thiết kế logo trên đây sẽ góp phần giúp bạn tạo ra những logo thật sự ấn tượng và độc đáo trong những dự án tiếp theo.
Lời kết
Khi thiết kế logo không chỉ dựa trên các nguyên tắc ngẫu nhiên mà còn phụ thuộc vào sự sáng tạo và cảm nhận cá nhân của bạn. Hy vọng các cách trên sẽ giúp bạn trong quá trình thiết kế logo ấn tượng và độc đáo.
Nếu bạn đang băn khoăn trong việc chọn lựa một đơn vị để hợp tác chuyên nghiệp hãy liên hệ Sibic để chúng tôi mang lại những giải pháp sáng tạo phù hợp nhất cho chính công ty của bạn! Hãy để Sibic có cơ hội được đồng hành cùng bạn trong con đường xây dựng thương hiệu hiệu của mình!
Mới nhất Xem thêm

TOP 9+ MẪU THIẾT KẾ BAO BÌ KEM GIÚP "ĐÓNG BĂNG" MỌI ĐỐI THỦ
Không cần quá nhiều lý do để khiến chúng ta phát cuồng vì kem, nhưng một thiết kế bao bì kem bắt mắt chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều. Nếu bạn đang lên kế hoạch ra mắt một sản phẩm hấp dẫn đến mức khiến đối thủ phải “đóng băng”, thì chúng mình có sẵn nguồn cảm hứng thiết kế bao bì dành cho bạn rồi đây.

TỔNG HỢP Ý TƯỞNG THIẾT KẾ BAO BÌ SÁNG TẠO CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ
Dù sản phẩm của bạn là gì, nó cần phải dễ nhận diện là thương hiệu của bạn và đặc biệt đối với các doanh nghiệp mới, bạn phải đủ khác biệt để khách hàng lựa chọn sản phẩm thay vì các thương hiệu đã có uy tín hơn. Cùng Sibic tìm hiểu dưới bài viết này nhé!

7 LOẠI BAO BÌ PHỔ BIẾN MÀ BẠN CẦN BIẾT
Khi xây dựng bản sắc thương hiệu, hãy dành thời gian xác định xem loại bao bì nào là phù hợp nhất với thương hiệu của ban, và trong số đó, đâu là lựa chọn tối ưu. Dĩ nhiên bạn luôn có thể bỏ sản phẩm vào một chiếc hộp hay túi thông thường, nhưng nếu bạn không muốn sản phẩm của mình trở nên "tầm thường", thì hãy tránh đi. Đọc tiếp bài viết dưới đây của Sibic để khám phá tất cả các loại bao bì khác nhau mà bạn có thể lựa chọn.

HƯỚNG DẪN 7 BƯỚC CƠ BẢN THIẾT KẾ BAO BÌ SẢN PHẨM ẤN TƯỢNG
Thiết kế bao bì sản phẩm giúp thế giới trở nên ngăn nắp hơn. Dù đó là túi kẹo M&M, giỏ đựng đồ giặt hay chiếc chai giữ chặt từng giọt bia thơm ngon – thì những vật chứa đựng mọi thứ quanh ta đều đóng vai trò quan trọng!
Cùng Sibic tìm hiểu 7 bước cơ bản để thiết kế bao bì sản phẩm ấn tượng dưới bài viết này nhé!

MINIMALISM VÀ MAXIMALISM: LỰA CHỌN NÀO TỐT HƠN CHO THIẾT KẾ BAO BÌ CỦA BẠN?
Việc lựa chọn phương pháp phù hợp cho thiết kế bao bì sản phẩm có thể là một nhiệm vụ khó khăn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về sự khác biệt giữa chúng và thảo luận về các ví dụ bao bì khác nhau. Hãy cùng Sibic tìm kiếm phong cách phù hợp nhất với thiết kế của bạn!

CÁCH THIẾT KẾ BAO BÌ HỘP ẤN TƯỢNG NGAY TỪ CÁI NHÌN ĐẦU TIÊN
Việc kết hợp khéo léo màu sắc, chất liệu và những điểm nhấn sáng tạo trên bao bì có thể mang đến trải nghiệm mở hộp tuyệt vời, khiến khách hàng phải trầm trồ. Hãy cùng Sibic khám phá bí quyết thiết kế bao bì hộp hoàn hảo cho sản phẩm của bạn!
Các tin khác
Liên hệ ngay với Sibic
