ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU VÀ NHỮNG THỦ TỤC CẦN THIẾT

28/02/2025

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là chủ đề được rất nhiều người quan tâm, và điều này cũng gây ra sự nhầm lẫn lớn với cụm “đăng ký bảo hộ thương hiệu”. Trong bài viết dưới đây, Sibic sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ được rằng “Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là gì?” và những thủ tục cần thiết khi tham gia đăng ký nhãn hiệu. 

Nhãn hiệu và thương hiệu

Để tránh được những rủi ro không đáng có khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì bạn cần thực sự hiểu được 2 thuật ngữ “Nhãn hiệu” và “Thương hiệu”. Đây là 2 thuật ngữ mà có rất nhiều người sử dụng nhầm lẫn và điều này vô tình sẽ gây ra những tác hại vô hình tới doanh nghiệp. Vậy,

dang-dki-bao-ho-nhan-hieu-05.jpg

 Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Nhãn hiệu là gì? 

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để nhận biết và phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các tổ chức, doanh nghiệp khác nhau. Nhãn hiệu có thể là hình ảnh, từ ngữ, biểu tượng hoặc là sự kết hợp của tất cả các yếu tố đó được thể hiện thông một hay nhiều màu sắc. 

Một vài loại nhãn hiệu được quy định cụ thể như: Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu nổi tiếng. 

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là tập hợp tất cả các dấu hiệu nhận biết có thể là hữu hình hoặc vô hình như tên gọi, thiết kế, thuật ngữ, hình tượng, âm thanh,... để giúp phân biệt một tổ chức hoặc một sản phẩm/dịch vụ của tổ chức với đối thủ trong mắt người tiêu dùng. 

Thương hiệu thường được biểu thị thông qua nhãn hiệu, logo hay tên gọi của tổ chức, doanh nghiệp. Và thương hiệu có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra được ấn tượng và liên kết tâm lý với khách hàng. 

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là gì?

Thông qua 2 khái niệm trên, ta có hiểu rằng pháp luật sẽ chỉ giúp “đăng ký bảo hộ nhãn hiệu” cho các tổ chức, cá nhân chứ không “bảo hộ thương hiệu”. 

Theo đó, hoạt động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một thủ tục mà mỗi cá nhân, doanh nghiệp cần thực hiện để xác lập quyền sở hữu công nghiệp của mình đối với nhãn hiệu của mình. Theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu sẽ thông qua quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trừ trường hợp nhãn hiệu đó là nhãn hiệu nổi tiếng. 

Tuy nhiên, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không phải là yêu cầu bắt buộc mà là quyền, do vậy mà cá nhân, tổ chức có thể đăng ký hoặc không đăng ký sử dụng nhãn hiệu đó. 

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm những gì?

Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu một cách thuận lợi nhất, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau: 

1 - Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (2 bản) 

2 - 5 mẫu nhãn hiệu cần được bảo hộ (kích thước mỗi mẫu lớn hơn 2x2cm và không quá 8x8cm, nêu rõ màu sắc nếu là nhãn hiệu có màu)

3 - Danh mục hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu đăng ký

4 - Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu. 

Để tìm hiểu rõ hơn về các giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hãy tham khảo thêm thông tin trong bài viết Cần chuẩn bị những gì khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền? 

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Sau khi chuẩn bị xong giấy tờ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bạn có thể nộp đơn đăng ký theo 2 hình thức là online và trực tiếp: 

- Đối với hình thức online: 

  • Bạn nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu Trí tuệ.

  • Lưu ý: để đăng ký theo hình thức này bạn cần có chữ ký số và phải đăng ký tài khoản trên cổng dịch vụ công trực tuyến.

Trong vòng 1 tháng kể từ ngày gửi đơn thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến, người nộp đơn cần cần tới các điểm tiếp nhận đơn của Cục SHTT để hoàn tất thủ tục nộp đơn. Nếu trong trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và hệ thống sẽ gửi thông báo về việc hủy tài liệu cho người nộp đơn. 

dang-dki-bao-ho-nhan-hieu-06.jpg

Có 2 hình thức nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

- Đối với hình thức nộp hồ sơ giấy: Cá nhân, doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ dưới đây: 

  • Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội);

  • Văn phòng đại diện của Cục SHTT tại TP. HCM (Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM)

  • Văn phòng đại diện của Cục SHTT tại TP Đà Nẵng (Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng)

Quy trình xem xét và giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu

Sau khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông qua 1 trong 2 hình thức online hoặc trực tiếp, đơn sẽ được Cục SHTT xem xét và giải quyết theo quy định sau: 

  • Thẩm định hình thức đơn (1 tháng): Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có hợp lệ hay không. 

  • Công bố đơn: Sau khi được chấp nhận là hợp lệ, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

  • Thẩm định nội dung đơn (không quá 9 tháng kể từ ngày công bố đơn): Đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, từ đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Tuy nhiên, trên thực tế thời gian để Cục SHTT hoàn thành việc thẩm định và cấp văn bằng bảo hộ có thể kéo dài từ 16-18 tháng hoặc lâu hơn tùy thuộc vào số lượng đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. 

Trong trường hợp bạn không muốn thực hiện thủ tục phức tạp, bạn có thể tham khảo Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Sibic với chi phí dịch vụ chỉ từ 1 triệu đồng. 

Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là bao nhiêu?

dang-dki-bao-ho-nhan-hieu-08.jpg

Chi phí cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là bao nhiêu?

Theo quy định của Cục SHTT, lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho 1 nhóm sản phẩm dịch vụ là 1 triệu đồng/nhóm. Bao gồm:

  • Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu: 150.000 đồng

  • Phí công bố đơn: 120.000 đồng

  • Phí tra cứu thẩm định nội dung: 180.000 đồng/nhóm sản phẩm, dịch vụ

  • Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng/nhóm sản phẩm, dịch vụ

Nếu đăng ký nhãn hiệu từ 2 nhóm sản phẩm, dịch vụ trở lên thì kể từ nhóm thứ 2 lệ phí sẽ là 730.000 đồng/nhóm. 

Những lưu ý khi tham gia đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

  • Mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân đều có quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để trở thành chủ sở hữu hợp pháp của một hoặc nhiều nhãn hiệu trong trường hợp nhãn hiệu đó của có người đăng ký.

  • Nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ hợp lên không được trùng hoặc tương tự hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký.

  • Địa chỉ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền nên là địa chỉ cố định và thể nhận được hồ sơ do bên Cục SHTT cung cấp để tránh trường hợp thất lạc. 

  • Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu do Cục SHTT cấp có thời hạn sử dụng là 10 năm. Mỗi văn bằng có thể gia hạn nhiều lần và mỗi lần là 10 năm. 

Kết luận

Trên đây là thông tin chi tiết về các thủ tục, giấy tờ để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn khi bạn có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Sibic thông qua hotline 0947 266 558 để được hỗ trợ sớm nhất.


Liên hệ 

Số điện thoại: 094 726 6558

Website: https://www.sibic.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/Sibic.vn

Địa chỉ: 110 Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội

>>> Xem thêm: DỊCH VỤ THIẾT KẾ LOGO TẠI SIBIC

>>> Xem thêm: DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN TẠI SIBIC

>>> Xem thêm: ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU LÀ GÌ? NHỮNG LỢI ÍCH KHI ĐKBH NHÃN HIỆU

Mới nhất Xem thêm

TOP 9+ MẪU THIẾT KẾ BAO BÌ KEM GIÚP "ĐÓNG BĂNG" MỌI ĐỐI THỦ

TOP 9+ MẪU THIẾT KẾ BAO BÌ KEM GIÚP "ĐÓNG BĂNG" MỌI ĐỐI THỦ

Không cần quá nhiều lý do để khiến chúng ta phát cuồng vì kem, nhưng một thiết kế bao bì kem bắt mắt chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều. Nếu bạn đang lên kế hoạch ra mắt một sản phẩm hấp dẫn đến mức khiến đối thủ phải “đóng băng”, thì chúng mình có sẵn nguồn cảm hứng thiết kế bao bì dành cho bạn rồi đây.

TỔNG HỢP Ý TƯỞNG THIẾT KẾ BAO BÌ SÁNG TẠO CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ

TỔNG HỢP Ý TƯỞNG THIẾT KẾ BAO BÌ SÁNG TẠO CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ

Dù sản phẩm của bạn là gì, nó cần phải dễ nhận diện là thương hiệu của bạn và đặc biệt đối với các doanh nghiệp mới, bạn phải đủ khác biệt để khách hàng lựa chọn sản phẩm thay vì các thương hiệu đã có uy tín hơn. Cùng Sibic tìm hiểu dưới bài viết này nhé!

7 LOẠI BAO BÌ PHỔ BIẾN MÀ BẠN CẦN BIẾT

7 LOẠI BAO BÌ PHỔ BIẾN MÀ BẠN CẦN BIẾT

Khi xây dựng bản sắc thương hiệu, hãy dành thời gian xác định xem loại bao bì nào là phù hợp nhất với thương hiệu của ban, và trong số đó, đâu là lựa chọn tối ưu. Dĩ nhiên bạn luôn có thể bỏ sản phẩm vào một chiếc hộp hay túi thông thường, nhưng nếu bạn không muốn sản phẩm của mình trở nên "tầm thường", thì hãy tránh đi. Đọc tiếp bài viết dưới đây của Sibic để khám phá tất cả các loại bao bì khác nhau mà bạn có thể lựa chọn.

HƯỚNG DẪN 7 BƯỚC CƠ BẢN THIẾT KẾ BAO BÌ SẢN PHẨM ẤN TƯỢNG

HƯỚNG DẪN 7 BƯỚC CƠ BẢN THIẾT KẾ BAO BÌ SẢN PHẨM ẤN TƯỢNG

Thiết kế bao bì sản phẩm giúp thế giới trở nên ngăn nắp hơn. Dù đó là túi kẹo M&M, giỏ đựng đồ giặt hay chiếc chai giữ chặt từng giọt bia thơm ngon – thì những vật chứa đựng mọi thứ quanh ta đều đóng vai trò quan trọng!

Cùng Sibic tìm hiểu 7 bước cơ bản để thiết kế bao bì sản phẩm ấn tượng dưới bài viết này nhé!

MINIMALISM VÀ MAXIMALISM: LỰA CHỌN NÀO TỐT HƠN CHO THIẾT KẾ BAO BÌ CỦA BẠN?

MINIMALISM VÀ MAXIMALISM: LỰA CHỌN NÀO TỐT HƠN CHO THIẾT KẾ BAO BÌ CỦA BẠN?

Việc lựa chọn phương pháp phù hợp cho thiết kế bao bì sản phẩm có thể là một nhiệm vụ khó khăn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về sự khác biệt giữa chúng và thảo luận về các ví dụ bao bì khác nhau. Hãy cùng Sibic tìm kiếm phong cách phù hợp nhất với thiết kế của bạn!

CÁCH THIẾT KẾ BAO BÌ HỘP ẤN TƯỢNG NGAY TỪ CÁI NHÌN ĐẦU TIÊN

CÁCH THIẾT KẾ BAO BÌ HỘP ẤN TƯỢNG NGAY TỪ CÁI NHÌN ĐẦU TIÊN

Việc kết hợp khéo léo màu sắc, chất liệu và những điểm nhấn sáng tạo trên bao bì có thể mang đến trải nghiệm mở hộp tuyệt vời, khiến khách hàng phải trầm trồ. Hãy cùng Sibic khám phá bí quyết thiết kế bao bì hộp hoàn hảo cho sản phẩm của bạn!


Các tin khác

Liên hệ ngay với Sibic

Contact
Hotline

0947 266 558

Email

sibic@gmail.com